#103. Thiết lập quy trình viết giúp bạn làm chủ mọi nội dung.
Thoát khỏi nỗi ám ảnh mỗi khi bắt đầu viết.
2 tuần trước, tôi tổ chức một buổi trò chuyện miễn phí dành riêng cho các thành viên trong cộng đồng Commercial Writing Hub. Khi đọc mẫu đăng ký của các bạn, tôi ngạc nhiên nhận ra rất nhiều cây viết mới gặp vấn đề liên quan tới quá trình tạo ra một nội dung hoàn chỉnh:
Không có ý tưởng
Không biết bắt đầu viết từ đâu
Đã có ý tưởng nhưng không biết cách triển khai hiệu quả
Viết xong không tự đánh giá được là đã tốt hay chưa
…
Phần lớn các vấn đề này đều xuất phát từ một thói quen: các bạn viết mà không có một quy trình cụ thể. Mỗi lần, bạn sẽ phát triển bài viết theo một trình tự khác nhau. Điều này không chỉ khiến bạn bối rối mỗi khi đứng trước một chủ đề, mà còn làm cho chất lượng nội dung không đồng nhất ở các thời điểm khác nhau.
Vì vậy, trong bản tin tuần này, tôi sẽ giới thiệu với bạn một quy trình viết tinh gọn nhưng đầy đủ, có thể vận dụng khi sáng tạo bất kì thể loại nội dung nào.
Trước tiên, bạn có thể nhìn Framework tôi đã tạo ra co quy trình viết này.
Bây giờ, hãy cùng đi vào từng bước nhé!
BƯỚC 1: CHUẨN BỊ
Có nhiều người lầm tưởng rằng việc viết một nội dung chỉ bắt đầu khi chúng ta đặt bút. Tuy nhiên không phải như vậy. Thực ra, chuẩn bị chính là một trong những công đoạn quan trọng nhất giúp bạn rút ngắn thời gian, tối ưu hiệu quả của nội dung.
Bước chuẩn bị đầy đủ sẽ bao gồm rất nhiều nhiệm vụ nhỏ bên trong, như nghiên cứu thị trường, tham khảo đối thủ, vẽ chân dung khách hàng, chọn chiến lược nội dung, v.v… Tuy nhiên, trong bối cảnh bản tin này, tôi sẽ đưa ra 3 điều tối quan trọng bạn cần chuẩn bị để tạo ra một nội dung trúng đích.
Mục đích
Bạn luôn cần xác định mục đích trước khi viết một nội dung. Chúng ta không thể viết theo cảm hứng, viết khi ta thấy thích, mà không hình dung được điều mình muốn nhận lại sau bài viết là gì. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
Lý do tại sao bạn tạo ra nội dung này?
Nội dung này có hỗ trợ gì cho mục tiêu kinh doanh của thương hiệu không?
Bạn kỳ vọng độc giả sẽ có cảm xúc và hành động gì sau khi đọc xong nội dung?
Độc giả
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Trên bản tin Content Hacks, tôi đã nhiều lần nhắc tới tầm quan trọng của việc thấu hiêu độc giả trước khi viết. Chỉ có như vậy, bạn mới biết cách để đạt được mục đích của mình thông qua nội dung.
Để nghiên cứu độc giả, có rất nhiều việc chúng ta phải làm. Nhưng cơ bản nhất, bạn có thể bắt đầu với một vài câu hỏi:
Độc giả muốn tìm kiếm điều gì trên kênh của thương hiệu?
Độc giả thường thích các nội dung như thế nào?
Đâu là điều sẽ khiến độc giả quan tâm?
Cách truyền đạt thế nào sẽ khiến độc giả cảm thấy dễ chịu?
Trọng tâm
Cuối cùng là trọng tâm của bài viết. Đây là một điểm tôi thấy nhiều người viết thường bỏ qua, dẫn đến thực trạng bài viết dễ trở nên lan man, khó theo dõi. Dựa trên yêu cầu của thương hiệu, mục đích của bài viết, hãy xác định đâu là trọng tâm bạn muốn đi sâu trong bài viết? Là thương hiệu, là sản phẩm, là khách hàng hay là một đối tượng nào khác? Xác định được điều này, quá trình triển khai tiếp theo cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
BƯỚC 2: CHỌN ANGLE (Ý TƯỞNG)
Mục đích của bài viết, hay yêu cầu của khách hàng thường khá chung chung. Ví dụ, một dạng đưa ra yêu cầu điển hình là: “Anh muốn viết bài này sao cho khách hàng yêu thích sản phẩm của thương hiệu”. Nếu bạn xuất phát từ đó và bắt tay vào viết luôn, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy vô cùng mông lung.
Vì vậy, đừng bỏ qua bước chọn ý tưởng cụ thể (Angle) cho bài viết.
Có rất nhiều cách để sáng tạo Angle, cũng có nhiều tiêu chí bạn cần ghi nhớ để xác định xem một ý tưởng có khả thi để đưa vào sử dụng hay không. Nếu muốn đọc kĩ hơn, hãy xem lại bản tin số 44 của tôi.
Còn trong bản tin này, tôi sẽ giới thiệu với bạn một cách đơn giản tôi thường dùng để tìm kiếm nhanh ý tưởng.
Công thức cho Angle của tôi bao gồm: