Content Repurposing - Chìa khóa giúp người viết bớt kiệt sức.
Để chất xám không bị “trôi đi” lãng phí.
Tôi của trước đây:
Viết rất nhiều nhưng lượng người đọc không được bao nhiêu.
Kiệt sức vì phải làm nội dung trên quá nhiều nền tảng.
Luôn tự hỏi làm thế nào để các Content Creator có thể nghĩ ra nhiều ý tưởng như thế?
Tôi của bây giờ:
Chỉ tập trung làm các nội dung long-form và có tính cá nhân hóa.
Có thể duy trì sự xuất hiện trên nhiều nền tảng khác nhau mà không quá mệt mỏi.
Kéo dài vòng đời của nội dung tốt hơn.
Chìa khóa cho sự thay đổi này nằm ở chữ “Repurpose” - Tái sử dụng. Nếu bạn muốn biết cách tôi đã làm, nhớ theo dõi hết bài viết này nhé!
Content Repurposing (Tái sử dụng nội dung) có nghĩa là gì?
Đây là khái niệm về Content Repurposing, theo Hubspot:
"Repurposing content means taking an existing piece of content and modifying it to serve a different purpose. By repurposing content, marketers can maximize their reach, breathe new life into older content, and provide their audience with valuable information in different formats."
Nhìn chung, hiểu một cách đơn giản, tái sử dụng nội dung có nghĩa là bạn sử dụng một nội dung cũ đã từng được tạo ra, và điều chỉnh nó sang một định dạng khác, phân phối (có thể) ở một kênh khác với một mục đích khác.
Bạn có thể tưởng tượng đơn giản hơn thế này:
Bạn đã từng viết một bài rất dài về một chủ đề nào đó và đăng tải trên Facebook cá nhân.
Vẫn với nội dung cốt lõi đó, bạn cắt ngắn và hình ảnh hóa để chia sẻ trên Instagram.
Một thời gian sau, bạn được mời làm Speaker trong một Workshop và đưa nội dung cũ vào thành một phần của bài nói.
Bạn quyết định triển khai thêm định dạng video và viết kịch bản dựa trên nội dung kể trên.
Bạn làm một sản phẩm ebook để bán và sử dụng nội dung này như phần kiến thức nền tảng mở đầu.
Tất cả quá trình này đều có thể coi là Content Repurposing. Đó cũng chính là cách mà tôi đang làm.
Những lầm tưởng về tái sử dụng nội dung
Khi nhắc tới Content Repurposing, tôi nhận ra không phải tất cả người viết hay Content Creator đều có một cái nhìn đúng đắn về nó. Dưới đây, tôi sẽ liệt kê một vài lầm tưởng phổ biến nhất:
Content Repurposing là share lại đường link hoặc copy nội dung đã viết sang nền tảng khác.
Điều này là chưa chính xác. Hành động copy và đăng tải lại y nguyên giữa các nền tảng được gọi là cross-posting, và không có tiềm năng mang lại hiệu quả. Content Repurposing yêu cầu bạn phải có chiến lược, tư duy và kỹ năng.
Content Repurposing là đi “chôm” bài của đối thủ, về chỉnh sửa lại sương sương và đăng lên kênh của mình.
Về mặt kỹ thuật, có vẻ không có gì sai. Tuy nhiên, về mặt đạo đức nghề nghiệp, đây là hành động ăn cắp chất xám chứ không phải Content Repurposing. Thông thường, tôi sẽ chỉ tái sử dụng các nội dung chính mình từng tạo ra chứ không đi lấy của đối thủ.
Tái sử dụng sẽ khiến nội dung giảm giá trị.
Có nhiều người sợ rằng cùng một nội dung, nếu chúng ta tái sử dụng và chia sẻ trên nhiều nền tảng, giá trị của nội dung đó sẽ bị giảm đi. Trên thực tế, việc tái sử dụng nội dung đúng cách thậm chí còn làm tăng giá trị của nội dung cũ!
Ví dụ, tôi có một Newsletter chia sẻ sâu về Content Repurposing. Tuy nhiên, đã có những độc giả bị lỡ mất email của tuần đó. Khi tôi tái sử dụng và chia sẻ lại nội dung này trên các kênh khác, các độc giả sẽ được hưởng lợi từ hành động ấy. Và như vậy, nội dung tôi từng tạo ra lại tiếp tục đem lại giá trị cho người đọc.
Content Repurposing là một quy trình lặp đi lặp lại.
Không phải tuần nào bạn cũng viết một bài dài, rồi chia nhỏ chúng ra và gọi đó là Content Repurposing. Trên thực tế, không có công thức one-size-fils-all cho chiến lược tái sử dụng nội dung. Việc tái sử dụng như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mục đích của nội dung, đặc điểm của khách hàng trên các kênh, v.v. Bạn sẽ cần liên tục sáng tạo thêm các cách thức để khiến việc tái sử dụng nội dung trở nên hiệu quả hơn.
Tại sao chúng ta nên làm Content Repurposing?
Trong quá trình phát triển sự nghiệp như một Solopreneur, đã có rất nhiều giai đoạn tôi cảm thấy quá tải với việc sản xuất nội dung. Nhìn ra xung quanh, nhiều bạn bè làm Freelancer/Solopreneur của tôi cũng chưa thể phát triển như mong muốn, bởi không đủ nguồn lực để tạo ra nội dung liên tục trên nhiều kênh. Không nghĩ tới và chưa biết cách tái sử dụng nội dung là một trong những nguyên nhân dẫn tới các vấn đề kể trên.
Content Repurposing là kỹ năng người viết nào cũng nên có, bởi vì:
Tối ưu nguồn lực
Để tạo ra một nội dung, chúng ta phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu, suy nghĩ, hệ thống hóa, viết rồi biên tập. Thật đáng tiếc nếu như nội dung đó chỉ được đăng tải một lần duy nhất. Trong khi đó, nếu có chiến lược để tái sử dụng, bạn có thể kéo dài vòng đời của nội dung, nhận được kết quả tốt nhất từ những gì mình đã “đầu tư”.
Tiết kiệm thời gian
Thay vì phải đau đầu tìm kiếm ý tưởng mỗi lần muốn viết nội dung, bạn có thể tạo ra vài ba bài viết chỉ từ một nội dung cũ. Thay vì phải ép mình vào guồng quay sản xuất liên tục, bạn cũng có thể giao bớt việc Repurposing cho cộng tác viên/trợ lý. Tôi thực sự đã giảm được một gánh nặng khi có thể giao 80% nội dung trên Instagram cho trợ lý thực hiện, từ việc Repurposing các bài viết cũ. Nhờ vậy, hoạt động và sự xuất hiện của tôi cũng trở nên đều đặn, nhất quán hơn.
Gia tăng khả năng tiếp cận
Một bài viết trên Website/Newsletter của tôi có thể chỉ có vài trăm lượt đọc. Nhưng khi chuyển nó thành Reels, tôi đã tiếp cận được hơn 1000 người xem. Chưa hết, sau khi quyết định làm video Youtube từ chính nội dung đó, tôi thu về 7000 lượt view và hơn 300 người theo dõi mới. Nếu như không tái sử dụng lại nội dung cũ, chắc chắn tôi sẽ không tạo ra được hiệu quả như vậy.
Đó là một ví dụ cho thấy, khi bạn triển khai đúng cách, việc Repurposing Content sẽ giúp bạn hoặc thương hiệu gia tăng lượt reach và tiếp cận tới những người dùng mới.
Nhấn mạnh thông điệp muốn truyền tải
Bằng cách đa dạng hóa cách thức thể hiện, bạn sẽ có thể truyền tải và nhấn mạnh thông điệp cốt lõi, khiến độc giả dễ ghi nhớ chúng hơn.
Những gợi ý để bắt đầu tái sử dụng nội dung
Nếu bạn chưa bao giờ làm và quá bối rối với việc tái sử dụng nội dung, đây là một vài gợi ý dễ thực hiện nhất để bắt đầu.