#59. Storyselling - những điều bạn cần biết để bắt đầu bán hàng thông qua phương pháp kể chuyện.
Xin chào bạn,
Có lẽ giờ này bạn đang gấp rút hoàn thiện nốt các công việc dang dở để chuẩn bị cho một kỳ nghỉ lễ dài sắp tới. Tôi hi vọng mọi việc vẫn ổn với bạn và chúc bạn sẽ có những giây phút thư giãn thật thỏa mãn.
Nhưng trước khi đến với kỳ nghỉ đầy hấp dẫn phía trước, hãy cùng đọc bản tin tuần này đã nhé!
Gần đây, tôi nghiên cứu về Storyselling - một khái niệm không quá phổ biến nhưng lại rất cần thiết cho những người cần viết nội dung thương mại. Cụ thể khái niệm này là gì, bạn có thể tìm đọc lại trong bản tin miễn phí số 37 tôi đã phát hành. Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ với bạn sự khác biệt giữa Storytelling và Storyselling, kèm ví dụ minh họa để bạn hiểu rõ hơn về kỹ năng này cũng như cách có thể áp dụng vào thực tế.
Cùng bắt đầu với một vài điều cơ bản bạn cần biết nhé!
Về bản chất, Storyselling là sử dụng kỹ năng Storytelling một cách có chiến lược để phục vụ mục đích kinh doanh. Vì vậy, muốn viết được Storyselling, bạn cần nắm được các thông tin và kỹ năng cơ bản của Storytelling trước đã.
Theo Responsory, dưới đây là 3 yếu tố sẽ tạo ra một bài Storyselling tuyệt vời:
Cung cấp cho người đọc lý do để hành động và các lựa chọn mua sắm phù hợp.
Thúc đẩy hành động bằng cách giải thích lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ sẽ mang lại cho người sử dụng.
Dẫn dắt người đọc bằng cảm xúc và bổ trợ sự khẳng định bằng logic.
Khác biệt lớn nhất giữa Storytelling và Storyselling là mục đích - bạn không chỉ kể chuyện, mà kể chuyện với mục đích cụ thể. Khi bắt đầu viết, bạn cần xác định rõ mục đích này trước tiên rồi mới tới các bước tiếp theo.
Storyselling không phải là câu chuyện bạn nói về thương hiệu hay sản phẩm của mình như thế nào. Đó là nghệ thuật lan tỏa những giá trị liên quan tới thương hiệu nhưng lại không mang tính chất quảng cáo hay làm phiền đến khách hàng. Điều này có thể khó khăn và mất thời gian, nhưng kết quả nhận về lại vô cùng xứng đáng.
Storyselling cần sự chân thực và minh bạch. Không phải cứ tô vẽ một câu chuyện hào nhoáng, lộng lẫy là bạn sẽ thành công. Ngược lại, giờ đây khách hàng yêu thích những thương hiệu tạo ra cho họ cảm giác trung thực, gần gũi và mang tính con người. Đó là những yếu tố sẽ giúp thương hiệu xây dựng lòng tin.
Vậy một bài viết Storytelling và Storyselling sẽ khác nhau như thế nào?
Mời bạn cùng theo dõi hai ví dụ dưới đây.