Chinh phục khách hàng bằng nội dung cá nhân hóa, bạn đã biết cách chưa?
Bản tin cuối cùng trước khi nghỉ Tết.
Vào quán phở quen, chẳng cần gọi món vẫn được bưng ra trước mặt một bát tái nạm đặc biệt kèm quẩy và trà đá.
Đi qua hàng thịt lợn hay mua ngoài chợ, người bán hàng đon đả mời rằng hôm nay có thịt nạc vai ngon lắm, vì biết khách thích ăn.
Rẽ vào hàng hoa quả, lại được thông báo là cherry hôm trước hỏi mà hết hàng hôm nay đã về lại.
Nếu bạn là nhân vật chính trong câu chuyện, hẳn là bạn sẽ trở về nhà với một cái bụng no và rất nhiều thực phẩm cùng niềm vui khoan khoái trong lòng. Vì sao ư? Vì các trải nghiệm của bạn đã được cá nhân hóa! Sở thích của bạn, thói quen của gia đình bạn, nhu cầu mua sắm của bạn được người bán hàng ghi nhớ và đưa ra lời mời “gãi đúng chỗ ngứa”. Bạn có cảm giác mình quan trọng, mình được quan tâm, và chỉ muốn mua hàng ở nơi đó mãi thôi.
Đó là sức mạnh của sự cá nhân hóa. Và tính cá nhân hóa cũng hoàn toàn có thể đưa được vào nội dung, để mang lại cảm giác tương tự cho độc giả của chúng ta.
Đây cũng là chủ đề của bản tin tuần này - Personalized Content.
Nội dung cá nhân hóa - Chính xác là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất, personalized content - nội dung cá nhân hóa là nội dung độc đáo được tạo ra nhắm vào một tệp khách hàng nhất định nhằm cung cấp thông tin mà họ quan tâm; tăng cường trải nghiệm người dùng hoặc kích thích một hành động cụ thể. Để tạo ra nội dung cá nhân hóa, thương hiệu phải dựa trên các dữ liệu về người dùng. Một vài nhóm dữ liệu thường được sử dụng bao gồm:
Demographic (nhân khẩu học như tuổi tác, địa điểm, nghề nghiệp…)
Customer Journey (hành trình khách hàng).
Purchase History (Lịch sử mua hàng).
Behavior (hành vi của khách hàng).
Pain Points (nỗi đau của khách hàng).
…
Giống như ví dụ nhỏ tôi đã đưa ra ở đầu bài viết, personalized content đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra cảm giác gắn bó giữa khách hàng và thương hiệu và thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi.
Personalization - Cá nhân hóa đã là một yếu tố quan trọng được rất nhiều thương hiệu sử dụng. Ví dụ:
Netflix gợi ý các bộ phim tương tự với lịch sử xem phim của người dùng.
Youtube/Spotify gợi ý các bài nhạc/video dựa trên phân tích dữ liệu về những gì người dùng đã tìm kiếm.
Khi chúng ta tìm kiếm một món đồ trên Shopee, ngay sau đó ta sẽ được gợi ý các sản phẩm có liên quan.
Khi áp dụng vào Content, cá nhân hóa cũng có thể xuất hiện ở:
Tiêu đề bài viết
Gợi ý các nội dung độc giả có thể quan tâm
Email
CTA
Landing Page
…
Làm sao để có thể bắt đầu viết nội dung cá nhân hóa?
Dưới đây là các gợi ý của tôi để bạn có thể bắt đầu tạo ra nội dung cá nhân hóa, dù bạn chưa từng có kinh nghiệm.