Xin chào bạn,
Tuần vừa qua của bạn thế nào, có chuyện gì vui không? Một số keyword tôi nghe được nhiều trong tuần là: nóng, mưa, mất điện. Hi vọng mọi người vẫn “sống sót” qua những ngày khắc nghiệt.
Tôi cũng đang có một tuần khá căng thẳng và bận rộn, khi vừa tổ chức chuỗi Workshop liền kề nhau, vừa chuẩn bị cho sản phẩm mới, vừa duy trì những công việc thường nhật.
Trong những thời điểm stressed, tôi dễ gặp phải tình trạng Writer’s Block. Tuần này, bản tin gửi muộn cũng một phần xuất phát từ lý do này. Tôi đã chuẩn bị cả một kho ý tưởng để sử dụng dần, nhưng đã có những lúc ngồi trước màn hình máy tính suốt 30 phút mà không gõ được chữ nào. Song vì sự cam kết với bạn đọc, tôi thử nhiều cách để vượt qua và hoàn thành bản tin. Writer’s Block cũng chính là chủ đề tôi muốn chia sẻ cùng các bạn trong bản tin trả phí tuần này.
Vậy, chính xác Writer’s Block là gì?
Nói một cách dễ hiểu, Writer’s Block là hiện tượng người viết gặp một sự tắc nghẽn trong quá trình viết, khiến họ không thể tạo ra nội dung mới. Hiện giờ, tôi vẫn chưa tìm được từ tiếng Việt nào tương ứng, đủ để diễn đạt trọn vẹn ý nghĩa của từ này.
Trước khi đi vào những gợi ý để vượt qua tình trạng Writer’s Block, tôi muốn chia sẻ với bạn một số điều:
Đầu tiên, Writer’s Block là hiện tượng hết sức bình thường. Tôi từng tự trách mình nhiều lần, bởi cảm thấy “tội lỗi” khi mình là người viết chuyên nghiệp, lại đào tạo kỹ năng viết nữa mà lại không thể kiểm soát tình trạng này. Tuy nhiên, sau đó tôi đã đọc được một nghiên cứu rất đáng lưu tâm.
Những năm 1970, 2 nhà nghiên cứu Jerome Singer và Michael Barrios của trường Đại học Yales đã thực hiện một khảo sát với một nhóm người viết chuyên nghiệp ở các thể loại khác nhau. Kết quả cho thấy, bất cứ ai làm công việc viết lách cũng có thể gặp phải tình trạng Writer’s Block, ở những thời điểm khác biệt.
Vì vậy, nếu bạn cũng đang phải đối diện với vấn đề này, hãy chấp nhận nó. Writer’s Block không phản ánh năng lực hay tố chất liên quan tới viết lách của bạn. Nó chỉ đơn giản là một thử thách trên hành trình làm nghề của chúng ta.
Cũng theo nghiên cứu tại Đại học Yales, có 4 nguyên nhân lớn nhất dẫn tới Writer’s Block: Apathy (sự chán chường với những “quy tắc” trong viết lách); Anger (sự giận dữ hoặc thất vọng khi kết quả tạo ra không như ý); Anxiety (Nỗi lo lắng về việc mình không đủ “tốt”); Issues with others (Cảm giác không muốn nội dung của mình bị so sánh với người khác). Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng chỉ ra một số nguyên nhân như áp lực về mặt thời gian, chủ nghĩa hoàn hảo, v.v.
Mỗi khi bạn nhận diện được bản thân đang rơi vào trạng thái Writer’s Block, hãy thử ngồi lại với chính mình và tìm kiếm nguyên nhân. Hiểu được gốc rễ vấn đề cũng là một trong những cách giúp bạn giải quyết chúng tốt hơn.
Tất nhiên, là một người viết chuyên nghiệp, chúng ta không thể “bỏ hết mà đi” khi bị Writer’s Block. Deadline vẫn phải trả, bài vẫn phải lên, khách hàng cũng không dễ dàng thông cảm cho lý do này. Vậy phải làm sao? Bây giờ, tôi sẽ gợi ý một số phương pháp giúp bạn vượt qua tình trạng này, dựa trên kinh nghiệm cá nhân và những kiến thức tổng hợp được. Mình sẽ chia chúng thành 3 Category khác nhau.